Cách thuần gà rừng đang được nhiều anh em sư kê đặc biệt quan tâm. Gà rừng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như độ chiến, thẩm mỹ của gà. Anh em quan tâm đến cách thuần hóa gà rừng, đừng bỏ qua bài viết 789bet hướng dẫn thuần hóa gà rừng đơn giản, nhanh gáy sau đây.
Hướng dẫn nhận dạng chi tiết của gà rừng
So với gà thông thường, gà rừng có những đặc điểm nhận dạng riêng được hình thành qua quá trình sống. Trước khi học cách thuần gà rừng, người nuôi cần nhận dạng được gà. Sau đây là những đặc điểm nhận dạng của gà rừng anh em cần nắm được:
Thân hình
So với gà đá, gà rừng có kích thước thân hình nhỏ hơn, thanh thoát hơn với mào cờ nhỏ nhắn. Kích thước mào sẽ giảm đi khoảng 3 phần khi gà rừng đến giai đoạn thay lông. Trọng lượng thân của gà rừng khoảng chỉ từ 1-1.1 kg.
Mặt gà rừng không dài, khá nhỏ nhắn với phần mỏ thẳng. Màu sắc mỏ có thể nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh. Hầu như màu sắc mỏ gà rừng thường phụ thuộc vào màu sắc chân.
Lông
Gà rừng nong sẽ có sọc màu nâu sẫm chạy dọc từ đỉnh đầu gà cho đến đuôi. Hai bên sườn gà, mỗi bên sẽ có 2 sọc màu màu nâu sẫm với màu trắng kem ở giữa.
Lông ở bụng gà có màu sắc nhạt hơn so với màu sắc trên lưng. Thời gian thay lông của gà rừng vào khoảng tháng 7-10 âm lịch. Trong thời gian thay lông, gà mái sẽ dừng đẻ trứng.
Cánh
Cánh gà rừng có độ dài khoảng 20-25cm với màu đỏ thẫm rất dễ nhìn. Cánh gà rừng phát triển nhanh chóng. Sau khoảng 1 tuần tuổi, gà rừng có thể bay đoạn ngắn.
Tai gà
Tai gà rừng sẽ được chia làm 2 loại:
- Gà trống sẽ có phần tai màu trắng, tích dài nhưng không quá to.
- Gà máu sẽ có phần tai màu trắng, nhỏ, tích hầu như không có.
Chân
Chân gà rừng có hình dáng tròn và thưởng có màu xanh lá hoặc xanh vỏ đậu. Khoảng được 10 tháng tuổi, chân gà mọc cựa và phát triển rất nhanh. Chân gà rừng kích thước nhỏ hơn so với gà đá.
Bật mí cách thuần gà rừng đơn giản, nhanh gáy
Gà rừng ít tiếp xúc với người nên rất nhút nhát. Vì thế cách thuần hóa, nuôi dưỡng gà rừng cũng khó hơn so với gà chọi thưởng. Người nuôi cần căn cứ vào nguồn gốc của gà rừng mà chọn cách thuần gà rừng cho phù hợp. Sau đây là một số cách thuần hóa gà rừng phổ biến:
Gà rừng ấp nở từ trứng
Gà rừng ấp nở từ trứng ra thì quá trình thuần hóa dễ hơn. Người nuôi cần ngồi cạnh khi gà mới nở để cho ăn chứ không nên bỏ vào chuồng nuôi ngay. Điều này giúp gà làm quen, hơi người và tâm lý ổn định. Khi gà con đạt 5 tuần tuổi, anh em có thể thả gà tự do để kiếm ăn cùng mẹ và gà con khác.
Gà rừng bắt từ rừng về
Trường hợp, anh em thuần gà rừng từ rừng về thì cách thuần gà rừng là hãy nhốt chúng với gà mái nếu gà bắt về là gà trống và ngược lại. Điều này giúp gà rừng dễ làm quen, tìm kiếm đồ ăn một cách dễ dàng hơn. Anh em ưu tiên dốt với gà cùng kích thước. Đồng thời nên che kín chuồng để gà không cảm thấy lạ lẫm với thế giới bên ngoài.
Cách nuôi gà rừng sau khi thuần hóa
Sau khi thuần hóa gà rừng thành công, nuôi gà rừng ra sao cũng rất quan trọng. Hiện nay, anh em cần chú ý 2 cách nuôi gà rừng sau đây:
Nuôi thả
Nếu gà rừng thuần hóa khoảng 1 tháng tuổi thì anh em nên ưu tiên lựa chọn cách nuôi thả. Nuôi thả giúp gà rừng nhanh chóng làm quen với môi trường, sản sinh đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên người nuôi cần dọn quang khu vực nuôi, tránh để đầm lầy hay cỏ dại và các tác nhân gây hại như gà lớn, mèo, chó,… xua đuổi gà con.
Nuôi nhốt
Với gà rừng trưởng thành, phương pháp nuôi nhốt sẽ mang hiệu quả cao hơn. Khi gà phát triển đủ lớn có thể bay đi bất cứ lúc nào. Về chuồng nuôi, anh em cần chú ý kích thước đủ rộng với số lượng gà mình nuôi. Nền chuồng nên để cát, cao ráo, mát mẻ vào vào hè, ấm áp vào mùa đông.
Ban đầu, người nuôi nên trồng thêm cây cối xung quanh để gà không cảm thấy lạ lẫm. Bên trong chuồng nên bố trí đầy đủ máng ăn, giàn đậu và nước uống đầy đủ.
Thức ăn cho gà rừng
Trong cách thuần gà rừng, thức ăn là vấn đề vô cùng quan trọng. Gà rừng sống trong tự nhiên nên có thể ăn đa dạng từ ngũ cốc, côn trùng, cám,… Tuy nhiên để hiệu quả nhất trong quá trình nuôi, anh em cần chú ý một số vấn đề liên quan đến thức ăn như sau:
- Đối với gà con, anh em nên chú ý kích thước thức ăn và liều lượng sao cho phù hợp. Không nên để gà con ăn nhiều côn trùng có thể bị tiêu chảy.
- Giai đoạn gà rừng đẻ trứng và thay lông, người nuôi cần bổ sung các loại thức ăn nhiều canxi và dinh dưỡng như thịt lợn, vỏ sò, vỏ ốc, mồi tươi,… Thời gian này, anh em hạn chế cho gà ăn bột mì, cám,… có thể lông kém mượt, dễ gãy và giòn hơn.
- Đảm bảo nguồn nước sạch thường xuyên cho gà, thay thế thường xuyên để tránh dịch bệnh.
Trên đây là cách thuần gà rừng đơn giản, dễ gáy nhất mà anh em có thể tham khảo. Chúc anh em thuần hóa gà rừng thành công, mang đến hiệu quả kinh tế cao.